Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế phongnhakhoa.com Đà Nẵng.

Bạn đang xem: Vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi


Vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non là một trong những điều căn bản và quan trọng nhất trong việc chăm sóc răng cho bé. Bé có hàm răng khỏe mạnh sẽ trông đẹp hơn, cảm thấy thoải mái, tự tin hơn.


Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 700 loại vi khuẩn ẩn chứa trong khoang miệng. Hầu hết các loại vi khuẩn này đều liên quan hoặc có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề và bệnh lý về tim mạch. Do đó, chăm sóc răng cho bé là rất quan trọng và cần thiết.
Ngay khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên, bố mẹ nên chải răng cho bé 2 lần/ngày.Duy trì vệ sinh răng miệng cho bé, nhắc nhở bé đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất là 2 phút.Nên chọn mua cho bé bàn chải đánh răng loại có lông bàn chải thật mềm, kích thước nhỏ phù hợp với miệng của bé, tay cầm ngắn để bé dễ cầm nắm.Chăm sóc răng cho bé bằng cách lựa chọn và sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ cũng như phù hợp với từng giai đoạn của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi nên sử dụng kem đánh răng có hàm lượng fluor thấp (dưới 600ppm). Trẻ trên 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng bình thường, tuy nhiên hàm lượng fluoride không nên nhiều hơn 1500ppm.Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần hoặc khi thấy lông bàn chải đã bị sờn hoặc xơ cứng, để không gây trầy xước răng và nướu của bé.Trẻ từ 3 tuổi trở lên nên kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch răng.Nên dạy bé về sâu răng bằng cách kể cho bé nghe những câu chuyện, chơi các trò chơi hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ, khi trẻ đủ lớn để hiểu. Dạy bé từ tuổi mầm non sẽ giúp bé hình thành thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách và duy trì suốt đời.Nếu bé hiểu được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng, sẽ giúp bé nâng cao ý thức và tập luyện chải răng đúng cách và đều đặn.
*

Cha mẹ nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non

3. Những lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non


Để bé có hàm răng khỏe mạnh, cha mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

Khi phát hiện trong khoang miệng của bé có những mụn nước hoặc dấu hiệu lạ thì nên đưa bé đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán và có cách điều trị kịp thời.Khi đưa bé đến phòng khám nha khoa, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé trước, loại bỏ thức ăn, mảng bám trên răng để không ảnh hưởng đến kết quả khám bệnh của bé.
*

Chăm sóc răng cho bé là rất cần thiết và quan trọng để đảm bảo sức khỏe của trẻ
Khi bé gặp vấn đề về răng miệng sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên cơ thể, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở trẻ nhỏ (cao hơn gấp 4 lần bình thường). Khi bé có dấu hiệu đau răng thì có khả năng hệ tiêu hóa của bé gặp vấn đề, cha mẹ cần chú ý hơn đến sức khỏe của trẻ.Trong vấn đề chăm sóc răng cho bé cần lưu ý không nên sử dụng thuốc giảm đau khi điều trị các bệnh răng miệng đối với trẻ nhỏ, vì có thể sẽ khiến bé bị chảy máu chân răng nhiều hơn.Trẻ nhỏ thường thích ăn bánh kẹo ngọt, tuy nhiên thức ăn ngọt chưa hẳn là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Để phát hiện kịp thời những vấn đề chăm sóc răng cho bé, cần lưu ý một số thói quen ăn uống khác như bé không chịu ăn cơm hoặc thích ăn thức ăn chua, đây cũng có thể là tác nhân gây hỏng men răng của trẻ.Quan sát lưỡi của bé để biết trẻ có gặp vấn đề về răng miệng không. Nếu lưỡi của bé đỏ, tức là tim của bé có vấn đề. Ngược lại, lưỡi có màu xanh tức là gan hoặc túi mật gặp vấn đề. Lưỡi có màu xám nâu tức là hệ tiêu hóa của bé không khỏe.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đặc biệt là trẻ mầm non rất quan trọng để giúp trẻ hạn chế những vấn đề về sức khỏe do phần lớn các bệnh trong cơ thể đều bắt nguồn từ răng miệng.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho bé đi khám răng định kỳ ít nhất 3-6 tháng/lần để được bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng, giúp bé có 1 hàm răng chắc khỏe.

Hiện nay khoa Răng - Hàm - Mặt của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế phongnhakhoa.com là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng (răng, xương răng, tuỷ răng,...), hàm (vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...) và mặt (xương trán, xương gò má, xương thái dương,...).

Khoa Răng - Hàm - Mặt được chia thành các chuyên khoa chính, nhằm phục vụ các nhóm nhu cầu khám chữa của người bệnh như: Nha khoa Phục hình, Chấn thương chỉnh hình hàm mặt, Nha khoa tổng quát, Nha khoa Thẩm mỹ và Nội nha.

Cùng với đó khoa Răng - Hàm - Mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế phongnhakhoa.com sở hữu một đội ngũ bác sĩ uy tín có nhiều năm kinh nghiệm trong các vấn đề về Răng - Hàm - Mặt như: Bác sĩ Hoàng Mai Anh, Bác sĩ Vũ Đức Nhã, Thạc sĩ. Bác sĩ. Lê Ngọc Tuấn , Bác sĩ Vũ Hoàng, Thạc sĩ. Bác sĩ Lại Đỗ Quyên.

Để được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt có kinh nghiệm tại phongnhakhoa.com. Quý khách vui lòng đặt lịch tại website để được phục vụ.

Xem thêm: Phòng Khám Nha Khoa Việt Úc Luxury, Bảng Giá Nha Khoa Việt Úc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế phongnhakhoa.com Đà Nẵng.


Vệ sinh răng miệng cho bé, đặc biệt là khi bé đã bắt đầu ăn dặm không những hạn chế tình trạng sâu răng mà còn giúp bé có hàm răng khỏe và đẹp. Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày.


Tạo cho bé một thói quen lành mạnh là thường xuyên vệ sinh răng miệng. Thói quen này sẽ theo bé suốt cả cuộc đời.Khi trẻ bắt đầu mọc răng, vệ sinh răng miệng cho bé giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng của trẻ. Mặc dù lúc này trẻ chủ yếu chỉ bú sữa và ăn dặm cháo, bột, ... tuy nhiên, các mảng bám vẫn có thể tồn đọng trên răng của trẻ, do đó cần phải được làm sạch.
Giai đoạn bé chưa mọc răng: mẹ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách sử dụng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước ấm sạch, hoặc nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng nướu của trẻ 1 lần/ngày. Mẹ có thể kết hợp việc này trong lúc tắm cho bé.Giai đoạn bé bắt đầu mọc răng: mẹ dùng một bàn chải mềm (loại gắn vào đầu ngón tay) và một chiếc khăn vải mềm, sạch để vệ sinh răng miệng cho bé. Bắt đầu bằng việc nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi chải sạch và kỹ các mặt của răng cũng như toàn bộ nướu. Kết thúc bằng việc dùng khăn mềm lau sạch răng và nướu của trẻ.Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ lưu ý đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu khoảng 45 độ so với răng, nhẹ nhàng xoay bàn chải và chải từng nhóm răng (khoảng 2 - 3 răng), chải cả 3 mặt của răng gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.Ở giai đoạn bắt đầu, trẻ thường không thích kem đánh răng và hay nuốt kem đánh răng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé cha mẹ nên cẩn thận và cần hướng dẫn, nhắc nhở để trẻ không nuốt kem đánh răng. Chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng vừa đủ (đối với trẻ chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hoặc cha mẹ cũng có thể phết một lớp thật mỏng trên bàn chải của trẻ). Chất fluoride có trong kem đánh răng sẽ làm răng trẻ thêm rắn chắc.
Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn và đặc biệt là trước khi ngủ. Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên tạo không khí vui nhộn như kể chuyện, bật nhạc, hoặc ca hát để trẻ thích thú và nhớ đến việc vệ sinh răng miệng với tâm trạng vui vẻ, thoải mái.Sau khi trẻ mọc răng, mẹ nên cho trẻ uống một chút nước sau khi bú hoặc ăn, rồi dùng một miếng gạc hoặc vải mềm, ẩm quấn quanh ngón tay, nhẹ nhàng lau sạch răng (cả mặt ngoài và mặt trong của răng) và thoa nướu, lưỡi cho trẻ.
*

Để đảm bảo việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ khi trẻ được 6 tháng tuổi để khám sức khỏe răng miệng, kiểm tra để phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (hoặc do bú bình) và kịp thời có biện pháp phòng ngừa sâu răng. Mẹ không nên chờ đến khi trẻ bị sâu răng hoặc đau răng mới đưa trẻ đến gặp nha sĩ.Trẻ trên 3 tuổi thì có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mặt trong của răng.Nên thay bàn chải cho trẻ khi lông bàn chải bắt đầu xơ cứng, khoảng 3 tháng/lần.Khi trẻ bắt đầu mọc răng, đây cũng là lúc vi khuẩn gây bệnh răng miệng dễ lây truyền từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác, ví dụ như truyền từ mẹ cho bé thông qua việc hôn, nếm thức ăn, hay mút núm vú giả trước khi cho trẻ bú. Do đó, để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé, cha mẹ lưu ý tránh hôn trẻ, đặc biệt là hôn vùng miệng.Mẹ cần chải răng thật kỹ và có chế độ ăn hạn chế lượng đường để làm giảm lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, cũng không nên cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người thân trong nhà bị sâu răng, tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

Bên cạnh chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để giúp răng bé phát triển và bé có hàm răng khỏe, đẹp.

Không nên cho bé mút đầu ngón tay hoặc ngậm ti giả, sẽ khiến răng mọc không đều và không thẳng hàng.Không nên cho bé nhai một bên, sẽ khiến bé bị lệch hàm, gây mất cân đối của khuôn mặt.Cho bé ăn thức ăn có độ cứng phù hợp với sự phát triển của răng để răng bé phát triển toàn diện hơn.

Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi là rất quan trọng và cần thiết, vì nó không chỉ kích thích việc mọc răng sữa cho bé, mà còn hình thành thói quen theo bé suốt cuộc đời.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho bé đi khám răng định kỳ ít nhất 3-6 tháng/lần để được bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng, giúp bé có 1 hàm răng chắc khỏe.


*

BSCK I Nguyễn Trung Hậu đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Răng Hàm Mặt, bác sĩ Hậu đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật hàm mặt, nha khoa thẩm mỹ, cấy ghép Implant. Hiện là Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại Phòng khám Liên Chuyên khoa Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế phongnhakhoa.com Đà Nẵng.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
phongnhakhoa.com để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.