*

*

Title:THỰC TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2019-2020
Authors:PHẠM THỊ MINH, TÂM
Advisor:1.TS. Nguyễn Thị Hồng, Minh2.PGS.TS. Trịnh Thị Thái, Hà
Keywords:Răng Hàm Mặt;8720501
Issue Date:2020
Publisher:ĐHY
Abstract:Ở Việt Nam, bệnh quanh răng là bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, đứng hàng thứ hai sau sâu răng. Theo ngân hàng dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2012 về tình hình bệnh quanh răng cho thấy tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của bệnh tăng lên theo tuổi. Bệnh quanh răng là bệnh của tổ chức quanh răng, bao gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng. Bệnh có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, bao gồm hai loại tổn thương chính: tổn thương khu trú ở lợi và lan đến tổ chức chống đỡ quanh răng. Bệnh tiến triển âm thầm, nặng lên bởi các đợt cấp, cuối cùng dẫn đến mất răng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống. Theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2019, 50 % người lớn có chảy máu lợi thi thăm khám, tỷ lệ người lớn có túi lợi (CPI =1 và CPI=2) chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi trên 65 tuổi (16,2%),tỷ lệ này ở nhóm tuổi 45-64 là 16% như vậy tỷ lệ người lớn ở Việt Nam có túi lợi chiếm 32,2 % 1. Người cao tuổi (NCT) là người từ 60 tuổi trở lên theo quỹ dân số của Liên hợp quốc và theo luật người cao tuổi nước ta 3. Trong những năm gần đây do điều kiện sống tốt hơn và có nhiều tiến bộ về y học nên tuổi thọ con người ngày càng cao, tỷ lệ người cao tuổi cũng ngày càng tăng. Sự gia tăng số lượng người cao tuổi đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong đó có chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Tuy nhiên sức khoẻ răng miệng ở nhóm đối tượng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2019 trên 4188 người có tới 28,6 % chưa đi khám răng miệng lần nào 1. Tỷ lệ bệnh vùng quanh răng miệng ở người cao tuổi còn lớn chính là nguyên nhân gây mất răng chủ yếu ở nhóm đối tượng trên, làm ảnh hưởng sức khoẻ toàn thân, suy giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.Để kiểm soát cũng như dự phòng bệnh quanh răng thì tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh là cần thiết để đưa ra được những khuyến cáo hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh có thể kể đến như tuổi, giới, kiến thức thái độ hành vi, trình độ nhận thức, phong tục tập quán tại địa phương cũng như điều kiện kinh tế của gia đình, của xã hội.Thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu khảo sát tình trạng bệnh vùng quanh răng nhưng chủ yếu trong cộng đồng dân cư tại các địa phương, ít có nghiên cứu về bệnh trên các nhóm đối tượng tại bệnh viện.Thực tế tại bệnh viện Thanh Nhàn, đơn nguyên Răng Hàm Mặt, số lượng bệnh nhân đến khám có tỷ lệ lớn là người cao tuổi vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của bệnh nhân cao tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh Viện Thanh Nhàn năm 2019-2020” nhằm các mục tiêu :1.Thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của bệnh nhân người cao tuổi đến khám tại Bệnh Viện Thanh Nhàn năm 2019-2020.2.Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh quanh răng ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.

Bạn đang xem: Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 2019

URI:http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1290
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

*
Hình thành thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm sẽ giúp trẻ duy trì sức khỏe răng miệng đến lớn. Trong ảnh: Nâng cao hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh trong trường học.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có trên 90% người bị mắc các bệnh răng miệng. Trên 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, trung bình mỗi em bị sâu 6,5% răng. Điều đáng lo ngại hơn là nhiều người dân vẫn chưa biết dự phòng bệnh sâu răng và cách chải răng đúng cách.

Hơn 85% trẻ em mắc sâu răng

Tại lễ mít tinh và đi bộ phát động hưởng ứng ngày Sức khỏe răng miệng thế giới, PGS.TS Trần Cao Bính- Chủ tịch Hội Răng hàm mặt (RHM) Việt Nam, thông tin, ở nước ta, theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc công bố năm 2019, trên 90% người dân bị mắc các bệnh về răng miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Việc dự phòng bệnh răng miệng cho cộng đồng đặc biệt là trẻ em là quan trọng, cần được quan tâm cũng đã được chứng minh mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cho biết hơn 85% trẻ em trong nước mắc sâu răng; khoảng 70% người trưởng thành trong nước mắc sâu răng và viêm quanh răng,…

Các bệnh này là nguyên nhân chính yếu gây mất răng sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các ổ nhiễm trùng răng miệng còn là nguyên nhân gây những bệnh nội khoa như: viêm khớp, viêm cầu thận, viêm nội tâm mạc,… ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Đáng chú ý, hiện vẫn còn có một tỷ lệ khá cao người dân không quan tâm đến răng miệng, một tỷ lệ đáng kể người dân không đánh răng, không đến bệnh viện hay cơ sở y tế nào để khám răng. “Đánh răng hàng ngày và cũng chưa đau nhức gì nên tôi thấy không cần thiết phải khám răng định kỳ cho rắc rối”; “Cùng lắm, bị sâu răng thì... nhổ! Ngại đến gặp nha sĩ lắm, vừa tốn tiền vừa mất thời gian!”. Đó là một số quan niệm phổ biến hiện nay.

Lần đầu tiên chị N.T.D. (xã Quới An, huyện Vũng Liêm) đi BVĐK tỉnh Vĩnh Long khám răng khi chị đang sưng to một bên mặt, người mệt mỏi, nói chuyện khó khăn. “Cái răng hàm dưới bị sâu hơn 2 năm nay. Lâu lâu đau nhức và sưng thì ra nhà thuốc mua uống, vài ngày là hết. Sau khi bác sĩ thăm khám, tui được chẩn đoán bị sâu răng có nhiễm trùng mức độ nặng, phải nhập viện để xử lý và nhổ bỏ răng”- chị D. thở dài.

Theo các bác sĩ chuyên khoa RHM, nguyên nhân chủ yếu là do người dân còn xem nhẹ việc chăm sóc hay các bệnh lý về răng miệng. Người dân cũng chưa có ý thức chăm sóc răng miệng định kỳ. Khi bị nhiễm bệnh song do tâm lý chủ quan, coi nhẹ nên khi có các dấu hiệu về bệnh lại không chủ động thăm khám, đến khi bệnh chuyển nặng mới đến cơ sở y tế dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn.

Xem thêm: Mất một răng nên làm răng sứ hay implant ? nên trồng răng bằng cầu răng hay cấy ghép implant

Các bệnh lý phổ biến như: sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, viêm quanh chóp, viêm nướu, viêm quanh răng… Sâu răng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây mất răng, ảnh hưởng sức khỏe.

Để có hàm răng chắc khỏe

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, hầu hết các bệnh về răng miệng có thể phòng ngừa và điều trị nếu thực hiện tốt công tác truyền thông và chăm sóc sức khỏe răng miệng trong cộng đồng.

“Ngày Sức khỏe răng miệng thế giới nhằm lan tỏa thông điệp cho cộng đồng quan tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em, cho cộng đồng, giúp đem lại sức khỏe răng miệng tốt hơn và góp phần nâng cao sức khỏe toàn thân”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói.

Tại Vĩnh Long, theo TS.BS Hồ Thị Thu Hằng- Giám đốc Sở Y tế, thời gian qua, ngành y tế phối hợp Bệnh viện RHM Trung ương TP Hồ Chí Minh và ngành GD-ĐT triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 5628 “Nâng cao năng lực khám, chữa bệnh RHM và dự phòng bệnh răng miệng cộng đồng”.

Chương trình rất ý nghĩa cho việc chăm sóc răng miệng của học sinh ở bậc tiểu học. Qua đó, triển khai thực hiện mô hình dự phòng và chăm sóc răng miệng cho hơn 730 học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Vũng Liêm và huyện Mang Thít.

Thông qua các hoạt động của mô hình đã giúp học sinh tiểu học hiểu đúng hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng, phòng ngừa sâu răng, cách chăm sóc sức khỏe răng miệng để có hàm răng khỏe đẹp.

Em Lê Thanh Ngân (lớp 5 Trường Tiểu học An Phước A, huyện Mang Thít) cho biết: “Nhờ các bác sĩ chỉ cho con thực hiện các biện pháp bảo vệ răng miệng, phòng ngừa sâu răng đó là đánh răng thường xuyên và không ăn nhiều bánh kẹo ngọt. Con sẽ thực hiện thật tốt để có hàm răng khỏe đẹp”.

Để phòng ngừa các bệnh về răng miệng, người dân cần có thói quen đi khám kiểm tra răng miệng định kỳ, chăm sóc răng miệng cho trẻ em lứa tuổi từ trước khi đi học.

“Tốt nhất là đánh răng 2 lần một ngày, trong đó có 1 lần vào buổi tối trước lúc đi ngủ. Phụ huynh khi thấy trẻ xuất hiện những chiếc răng đầu tiên cần phải giúp con làm quen với việc đánh răng bằng cách bôi một ít kem đánh răng vào gạc rồi quấn quanh đầu ngón tay để chà răng cho bé.

Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh sâu răng thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và được hướng dẫn điều trị kịp thời”-BS.CK2 Lê Trung Chánh- Giám đốc Bệnh viện RHM Trung ương tại TP Hồ Chí Minh, cho biết.

Theo PGS.TS Trần Cao Bính, ngày Sức khỏe răng miệng thế giới thực sự là ngày hội của các đồng nghiệp ngành RHM trong cả nước để thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi thành viên trong cộng đồng, nhằm quan tâm chăm sóc răng miệng cho trẻ em, cho bản thân, cho người thân và cho cộng đồng với khẩu hiệu 2:2:2:2 (chải răng 2 lần/ngày; thời gian chải răng ít nhất 2 phút/lần; hạn chế ăn 2 giờ sau chải răng; khám răng định kỳ 2 lần/năm) để có hàm răng chắc khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *