Răng khôn (răng hàm số 8) là những chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, trong độ tuổi từ 16 tới 25 tuổi, cũng có thể mọc muộn hơn. 

Răng khôn rất đặc biệt, chúng không mọc thẳng như các răng khác mà phần lớn sẽ mọc lệch, mọc ngầm gây cảm giác khó chịu, đau nhức. Đối với răng mọc lệch, bác sĩ sẽ khuyên nhổ bỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Nhưng có những trường hợp răng khôn mọc lệch không gây đau thì có cần thiết phải nhổ không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!


1. Nguyên nhân khiến răng khôn mọc lệch

*

Răng khôn mọc lệch do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:

Do mọc muộn hơn các răng còn lại khi trên hàm đã hết chỗ cho răng khôn, khiến răng mọc lệch hoặc mọc ngầm.Răng khôn mọc lên nhưng bị nghẽn hoặc phát triển ở một vị trí bất thường, khiến răng mọc ngầm một phần hoặc ngầm hoàn toàn.Thời điểm mọc răng khôn, nướu đã dày và chắc chắn, ảnh hưởng đến chiều răng mọc vì nướu quá cứng chắc, khiến răng mọc lệch.

Bạn đang xem: Răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ

2. Răng khôn mọc lệch có ảnh hưởng gì không?

*

Khi mọc răng khôn sẽ gây tình trạng khó chịu như: sưng viêm, giắt thức ăn, đau nhức… Nếu răng khôn mọc không đúng vị trí nhưng bạn chủ quan, không thăm khám và xử lý sớm, sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng như:

Khi răng khôn mọc, chỉ lộ ra một phần thân răng xuyên qua lợi, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở, gây ra viêm nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe.Răng khôn nằm tận cùng bên trong cung hàm nên rất khó được vệ sinh kỹ lưỡng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng, có thể lan ra các răng bên cạnh.Răng khôn mọc lệch do thiếu chỗ trên cung hàm nên nó sẽ xô đẩy các răng mọc trước để lấy chỗ, khiến răng bị xô lệch, làm sai khớp cắn.Răng khôn mọc lệch còn đâm sang răng bên cạnh, xuất hiện những cơn đau khó chịu. Nếu không sớm nhổ bỏ sẽ khiến chiếc răng bên cạnh bị lung lay và dần tiêu xương. Vị trí mọc răng khôn có nhiều thần kinh nên răng khôn mọc lệch có thể gây chèn ép các dây thần kinh này, ảnh hưởng đến cảm giác ở môi, da, niêm mạc của răng ở nửa cung hàm hoặc gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt…rồi lây lan sang những vị trí khác

3. Răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ không?

*

Trên thực tế, răng khôn không có chức năng trên cung hàm nên việc nhổ bỏ cũng không gây ra tác hại gì. 

Ngược lại, nếu răng khôn này gặp các vấn đề như mọc lệch, mọc ngầm… rất dễ phát sinh các bệnh lý nguy hiểm như: sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng… nếu không chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.

Vì thế, dù răng khôn mọc lệch nhưng không gây đau nhức, khó chịu thì bạn cũng nên nhổ bỏ để tránh tình trạng thức ăn bị mắc kẹt, gây sâu răng và các biến chứng nguy hiểm để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân.

Chính vì vậy, khi có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn cụ thể.

4. Khi nào mới cần phải nhổ răng khôn?

*

Không phải răng khôn nào cũng cần nhổ bỏ, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng khôn trong các trường hợp sau:

Khi răng khôn xuất hiện tình trạng: sưng viêm, đau nhức răng liên tục… thì nhổ răng sẽ ngăn ngừa lây lan sang răng khác
Răng mọc lệch khó vệ sinh, gây giắt thức ăn, mảng bám, sâu răng
Viêm nướu, viêm lợi trùm tại vị trí mọc răng khôn
Trong quá trình mọc răng có cảm giác khó há miệng, xuất hiện triệu chứng sốt, mệt mỏi khi mọc răng
Răng khôn mọc lệch gây ra tình trạng viêm mô tế bào, chèn ép đường thở gây khó thở. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cũng có những trường hợp mọc răng khôn nhưng không nhất thiết phải nhổ răng khi:

Răng mọc bình thường như các răng khác, không bị kẹt giữa mô xương và nướu, không ảnh hưởng đến sức khỏe.Bệnh nhân bị mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường mãn tính, máu khó đông… cũng không nên nhổ răng khôn vì sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Lưu ý: Muốn giữ lại răng khôn, bạn cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng, để bảo vệ răng và tránh sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng.

Để biết trường hợp răng khôn của mình có cần thiết phải nhổ hay không? khi bắt đầu có dấu hiệu mọc răng khôn, bạn nên đến bệnh viện thăm khám, chụp X Quang để xác định tình trạng của răng. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách khắc phục kịp thời.

Răng khôn mọc rất phức tạp và có nhiều kiểu mọc khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau: Phân loại các kiểu mọc lệch của răng khôn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Khánh Nam - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế phongnhakhoa.com Nha Trang.


Răng khôn mọc khi nào? Tại sao mọi người lại thường đi nhổ răng khôn? Những biến chứng thường gặp của răng khôn là gì? Trong những trường hợp nào thì ta nên nhổ răng khôn và trưởng hợp nào thì nên giữ lại? Dưới đây là một số kiến thức cần biết về răng khôn để tránh những biến chứng răng khôn để lại sau này.


Răng khôn khi mọc lên thường theo nhiều cách như mọc thẳng, mọc nghiêng, nằm ngang hay mọc ngầm dưới nướu. Không phải ai cũng may mắn khi những chiếc răng khôn mọc lên ngay hàng thẳng lối như những răng khác và không gây ra bất kỳ sự bất thường nào.

Đa số nhiều người tường thuật rằng mỗi lần một chiếc răng khôn mọc lên đều khiến cho khổ chủ cảm thấy đau đớn, khó chịu và sưng má tại vị trí đang mọc. Nhiều khi họ còn bị đau họng, hành sốt vài ngày kèm theo những bệnh lý răng miệng khác. Đó là do những chiếc răng khôn xuất hiện không theo một đường lối nào cả.


*

Răng khôn mọc lên thường gây đau nhức khó chịu cho người bệnh

2. Một số kiểu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và nguyên nhân


Răng khôn mọc được đánh giá là trường hợp khá phức tạp. Răng khôn đa phần mọc lệch bởi nó là chiếc răng cuối cùng nhú lên trên hàm nên thường “thiếu đất” để trú ngụ.

Một số trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm:

Răng khôn mọc lệch

Do thời điểm mọc răng khôn là vào độ tuổi khi xương hàm không còn tăng trưởng và xương đã trưởng thành có độ cứng cao, nên răng khôn thường bị lệch hay thậm chí mọc ngầm (tức là không thể mọc lên được, nằm hoàn toàn trong xương).

Xem thêm: Tất Tần Tật Về Nhổ Răng Số 6 Có Cần Trồng Lại Không, Nhổ Răng Cấm Có Cần Phải Trồng Lại Không

Tuỳ vào độ lệch của răng cũng như là các cấu trúc liên quan mà bác sĩ quyết định có nhổ răng khôn lệch hay không và nhổ vào thời điểm nào, cũng như là chọn phương pháp nhổ: nhổ thường hay tiểu phẫu lấy răng.

Đa số các trường hợp răng khôn hàm trên mọc lệch có thể nhổ thường được. Ngược lại, các răng khôn hàm dưới mọc lệch thường khó nhổ hơn và cần thực hiện tiểu phẫu thuật nhổ răng. Chúng ta thường đến với bác sĩ khi đã có một số biến chứng xảy ra như nhiễm trùng, sưng, đau... và thường được chỉ định nhổ răng vào lúc này. Tuy nhiên lời khuyên đưa ra là bất cứ khi nào có thể chúng ta nên đến nha sĩ để kiểm tra định kì xem liệu chiếc răng khôn của mình có nguy cơ gây ra biến chứng gì không và có cần nhổ bỏ chúng hay không trước khi quá muộn.

Răng khôn mọc ngầm

Răng khôn mọc ngầm, hay còn gọi là răng khôn bị lợi trùm là chiếc răng cối thứ 3. Hai lý do chính dẫn đến việc răng khôn phải mọc ngầm là do phần cung hàm bị thiếu chỗ và các răng thường mọc lệch. Chính vì thế răng khôn không có đủ diện tích để mọc lên phải mọc ngầm bên bên dưới nướu.Những trường hợp có răng mọc ngầm thì lại cảm thấy ngược lại. Họ thường cảm thấy đau đớn, khó chịu kể cả khi không nhai nuốt. Những biểu hiện này báo hiệu đã đến lúc bạn phải đi khám nha khoa và chụp x-quang để kiểm tra răng.

Đa số các trường hợp răng khôn bị mọc ngầm đều được các nha sĩ khuyên nhổ bỏ. Vì nếu để lâu chúng có thể gây ra những biến chứng khác cho hàm răng. Trường hợp răng khôn mọc thẳng bình thường vẫn có khả năng bị nhổ bỏ nếu hàm đối diện không có răng ăn khớp. Khi đó, răng khôn bên này sẽ trồi dài xuống hàm đối diện, tạo bậc thang giữa răng khôn và răng số 7. Điều này dễ gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu của hàm đối diện.


*

Mỗi lần răng khôn nhú lên sẽ gây đau nhức và có nguy cơ bị viêm nhiễm, sâu răng, nếu chúng ta không vệ sinh miệng đúng cách. Ngoài ra răng khôn mọc lệch còn có nguy cơ làm xô lệch cả hàm răng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Gây viêm chân răng

Răng khôn mọc lên có khả năng gây viêm tại phần nướu xung quanh răng đó, thậm chí nếu chúng ta không vệ sinh răng miệng tốt trong các đợt răng nhú có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi không chỉ ở xung quanh răng đó.

Viêm chân răng tại chỗ nhất là các răng mọc lệch sẽ có một phần răng nhô lên còn một phần vẫn nằm lại dưới lợi. Phần nướu xung quanh răng này sẽ rất dễ bị đỏ, viêm, sưng tấy. Nhiều trường hợp sưng ra cả vùng má và không thể há miệng ra được, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hay sốt đến vài ngày.

Hôi miệng

Hôi miệng là do khi răng khôn mọc gây đau nhức, làm hạn chế khả năng vệ sinh răng miệng và tất nhiên nếu chúng ta không vệ sinh răng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm cho hơi thở có mùi hôi.

Xô lệch răng

Răng khôn mọc lệch và khi không có chỗ để mọc, nó sẽ đẩy các răng khác xung quanh để có thể ngoi lên. Vô tình làm thay đổi vị trí ban đầu của răng số 7, hay xô cả các răng trước, khiến chúng chen chúc và lệch lạc, gây mất thẩm mỹ.

Sâu răng

Răng khôn mọc dù lệch hay không cũng đều gây viêm chân răng, hôi miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, đầu tiên là sâu các răng hàm bên cạnh, lâu dần có thể lan ra các răng khác.


*

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Chính vì vậy các bác sĩ thường khuyên nên nhổ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Tuy nhiên với những trường hợp răng khôn mọc thẳng có thể thực hiện thủ thuật nhổ bỏ hoặc không. Các răng khôn mọc thẳng vẫn gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng không nên nhổ bỏ nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý như:

Thực hiện thủ thuật nhổ bỏ răng khôn là cách xử lý nhanh nhất và hợp lý nhất giúp bệnh nhân giảm đau đớn kéo dài hay những biến chứng. Nhưng nhiều người quan ngại rằng nhổ răng khôn có thể để lại một hốc xương rỗng và khó bù lại, có những trường hợp còn không thể bù lại thì phải làm như thế nào?


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốHOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
phongnhakhoa.com để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.