Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bạn đang xem: Đi khám tay chân miệng


Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng trẻ em là tổn thương da, niêm mạc ở các vị trí: niêm mạc miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân... có thể gây ra biến chứng nguy hiểm và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.


Độ 1: Bệnh tay chân miệng trẻ em chỉ gây loét miệng và/hoặc tổn thương da.

Bệnh tay chân miệng thể nhẹ.

Độ 2: Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Độ 2 được phân chia thành 2 phân độ nhỏ:

Độ 2a - Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.


Độ 2b: Trẻ có dấu hiệu được phân ra nhóm 1 hoặc nhóm 2:

Nhóm 1: trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít Ngủ gà
Nhịp tim nhanh > 150 lần/phút (tính khi trẻ nằm yên, không sốt)Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt
Nhóm 2: trẻ có một trong các biểu hiện sau:Triệu chứng thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.Yếu chi (tay, chân) hoặc liệt chi.Liệt thần kinh sọ: biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói...

*

Độ 3: Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng

Mạch nhanh: > 170 lần/phút (khi khi trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp bệnh tay chân miệng trẻ có thể mạch chậm (đây là dấu hiệu rất nặng).Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.Huyết áp tăng.Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.Tăng trương lực cơ.

Độ 4: bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc

Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0...)Ngưng thở, thở nấc.

Đa số các trường hợp độ 1 có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, độ 1 cần phải nhập viện khi có một trong các dấu hiệu nặng:

Sốt cao > 39 độ CSốt trên 3 ngày.Trẻ nôn ói nhiều.Trẻ ngủ gà.Bạch cầu máu > 17.000/mm3.

*

Độ 1 là bệnh tay chân miệng thể nhẹ, có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, nếu trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú sữa mẹ.Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh kích thích.

Xem thêm: Phòng Khám Răng Tốt Ở Quận 7 Uy Tín Nhất, Top 10 Địa Chỉ Nha Khoa Hàng Đầu Tại Quận 7, Tp

Tái khám sau mỗi 1 - 2 ngày, liên tục trong 8 - 10 ngày đầu của bệnh. Hoặc trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày liên tục cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần khám ngay khi có dấu hiệu (độ 2a trở lên) như:

Sốt cao ≥ 39 độ C.Thở nhanh, khó thở.Giật mình khi ngủ, lừ đừ, run tay chân, quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ, nôn.Co giật, hôn mê.Đi loạng choạng.Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.

Tùy thuộc vào cấp độ chân tay miệng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Vì thế, trong quá trình chăm sóc, các bậc cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường của trẻ để đứa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốHOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.
*

756.4K


Dịch vụ từ Vinmec
Thông tin Bác sĩ
Chủ đề:Tay chân miệng độ 4Tay chân miệng độ 2Tay chân miệng độ 1Tay chân miệng độ 3Phát ban dạng phỏng nước
Hô hấp
Sức khỏe ở trẻ
Tay chân miệng

Trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể trở nặng sau vài giờ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim… 

*

Bé Nguyễn Bảo Vy (3 tuổi, ở Gia Lâm – Hà Nội) bị tay chân miệng, nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, đáp ứng kém với hạ sốt paracetamol, mệt, ngủ nhiều, giật mình trước lúc ngủ. Tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội, bác sĩ ghi nhận lúc thăm khám, bé bị hội chứng não – màng não (âm tính), mạch 125 lần/phút, HA86/55mm
Hg, đi lại được, run chi nhẹ, lòng bàn tay, chân và mông có chấm mụn nước, ăn kém do loét họng. 

Mẹ bé cho biết, bé bị TCM 2 ngày trước khi đến viện với biểu hiện sốt cao 39,5 độ, sốt nóng, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt kèm theo xuất hiện các nốt mụn nước lòng bàn tay chân, mông, loét họng, đau miệng, ăn kém, nôn trớ, quấy khóc hơn. Người nhà cho biết, thấy bé giật mình trước giấc ngủ, đi lại run chi hơn, bèn cho bé nhập viện.

BS.CKII Dương Thùy Nga – Phó khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, qua thăm khám và điều trị với chẩn đoán tay chân miệng độ IIb nhóm 1. Bệnh nhi được điều trị triệu chứng, dùng thuốc an thần giảm kích thích, theo dõi và phát hiện các biến chứng. Sau hai ngày điều trị, trẻ cắt sốt, không còn giật mình, ăn khá hơn, chơi ngoan, đi lại tốt, không run chi.

Mới đây, tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế với 20 tỉnh phía Nam về phòng chống sốt xuất huyết và tay chân miệng, báo cáo cho thấy tình hình dịch bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng nhanh từ cuối tháng 4 đến nay, nhiều trường hợp biến chứng nặng. Theo thống kê tại khu vực đã ghi nhận 7 trẻ tử vong, trong đó 5 ca do chủng EV71, còn lại chưa có kết quả xét nghiệm. So với cùng kỳ năm ngoái, số trẻ tử vong do bệnh TCM được ghi nhận là 2. 

Trong 2 tuần đầu tháng 6, tại Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng điều trị gần 400 ca mắc TCM được chuyển đến từ nhiều địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong tháng 5, tại đây điều trị 490 ca, tăng 140% so với tháng 4. Tại Cà Mau, Kiên Giang, An Giang… cũng ghi nhận tình hình gia tăng tương tự. Không chỉ các bệnh viện công lập, tình hình số ca TCM cũng được ghi nhận gia tăng tại các bệnh viện tư nhân. 

BS.CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê, phó khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, trong vòng khoảng 1 tuần trở lại đây, lượng bệnh nhi đến bệnh viện khám do TCM có sự gia tăng. Hầu như mỗi ngày các bác sĩ khám đều ghi nhận có trẻ mắc TCM, trong đó nhiều trường hợp độ nặng phải chuyển đến các bệnh viện nhi để được điều trị tích cực. 

Bác sĩ Hạnh Lê cho biết, nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện khám khi có dấu hiệu sốt, nổi mụn rộp (phỏng nước).  Chủ yếu là trẻ trong độ tuổi nhũ nhi & trẻ dưới 3 tuổi. Các bác sĩ đảm bảo thực hiện tốt công tác sàng lọc, phân loại bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để điều trị tốt nhất cho trẻ, tránh lây nhiễm chéo cho các bệnh nhi khác. 

Đối với những trường hợp trẻ bị TCM độ 1, chưa có biến chứng, không sốt cao nhiều sẽ được chỉ định theo dõi và điều trị tại nhà. Trẻ bị TCM độ 2A, có biểu hiện biến chứng thần kinh nhưng chưa nguy hiểm được chỉ định điều trị nội khoa, tuân thủ các hướng dẫn về cách ly điều trị, phòng chống lây nhiễm chéo. Trẻ mắc TCM giai đoạn 2B, tức trẻ có các biến chứng thần kinh, co giật dưới 30 phút/lần, hoặc các biểu hiện biến chứng thần kinh khác như đi đứng loạng choạng, nôn ói được chuyển viện đến các bệnh viện nhi theo quy trình chuyển viện an toàn. 

*
Trẻ được khám tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.

Theo bác sĩ Hạnh Lê, trẻ ở mọi độ tuổi đều có thể bị bệnh TCM nhưng trẻ trong độ tuổi nhũ nhi có nguy cơ bị biến chứng nặng cao nhất. Bệnh do các loại virus thuộc họ virus đường tiêu hóa (gọi chung là Enterovirus) gây ra. Tác nhân thường gặp nhất là virus Coxsackie A16, và enterovirus 71 (EV71) , trong đó EV71 gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, tuỷ sống hay viêm cơ tim, màng ngoài tim, rối loạn nhịp tim…

Trẻ bị TCM thường có biểu hiện như: có thể sốt nhẹ, nhiệt độ thường từ 37,5 độ C – 38 độ C. Trẻ bị các tổn thương hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, trong miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ. Một trong biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc TCM là trong miệng có loét ở hầu họng (gần lưỡi gà), đôi khi xuất hiện ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Loét miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát khi ăn, uống là lý do trẻ không chịu ăn, không chịu bú, và thường chảy nước miếng liên tục.

Ở một số trường hợp, trẻ bị TCM có thể chuyển độ nặng trong vòng 48 giờ. Do đó, phụ huynh nên theo dõi sát các biểu hiện bệnh ở trẻ. Trẻ cần đưa đến bệnh viện khi có các biểu hiện: Sốt cao liên tục trên 38.5 độ C không hạ sau khi đã hạ sốt tích cực; giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần; run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm); yếu chi; đi đứng loạng choạng; đảo mắt bất thường; nôn ói nhiều; quấy khóc nhiều (dỗ không nín); có triệu chứng co giật; thở mệt…

Trẻ bị TCM độ nhẹ sau khi khám được chỉ định theo dõi và điều trị tại nhà cần tuân thủ cách ly điều trị để phòng ngừa lây nhiễm cho các trẻ khác cùng nhà.

Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, chia làm nhiều bữa nhỏ. Nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm nước trái cây. Cho trẻ uống sữa mát để đỡ đau miệng (không nên uống nước đá lạnh ngắt). Không nên cho trẻ ăn các thức ăn cay, nóng bởi dễ gây bỏng rát. Hạn chế những thức ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa, đồ tanh, chua, mỡ khó tiêu. Phụ huynh không tự ý dùng thuốc cho trẻ, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Virus gây bệnh TCM lây truyền ngay cả trong thời gian trẻ ủ bệnh (khoảng 1 tuần khi chưa xuất hiện các nốt phỏng nước, phát ban, vết loét), trong giai đoạn phát bệnh (khoảng 1 tuần khi đã xuất hiện các triệu chứng), và ngay cả giai đoạn hồi phục (1 tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm). Do đó cần tuân thủ cách ly cho trẻ trong 3 tuần, cho đến khi trẻ khỏi hẳn bệnh. 

Virus TCM lây qua chất tiết của những nốt phỏng nước, phát ban, qua dịch tiết nước miếng và phân. Phụ huynh cần vệ sinh nhà cửa, các bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc, rửa tay trước và sau khi chăm sóc cho trẻ. 

Tay chân miệng có thể tái phát nhiều lần, do đó để phòng ngừa tái mắc, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên vệ sinh tay thường xuyên cho trẻ với xà phòng, ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh; thường xuyên lau rửa các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày; không cho trẻ tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh; khám và thông báo với cơ sở y tế khi trẻ mắc bệnh.